DANH MỤC 34 BỆNH NGHỀ NGHIỆP
“Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 giải thích: Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm nếu mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp gây ra.”
Nội Dung Chi Tiết
Danh mục 34 bệnh nghề nghiệp được Bộ Y Tế quy định bao gồm:
Tính đến 2015 đã có 28 bệnh nghề nghiệp đã được Nhà nước công nhận và chi trả chế độ BHXH. Nội dung chi tiết được nêu cụ thể trong các văn bản Thông tư Liên bộ số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH. Thông tư Liên bộ số 29-TTLB, Quyết định số 167/BYT-QĐ. Quyết định số 27/2006/QĐ-BYT và Thông tư số 42/2011/TT-BYT. Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm được chia thành 5 nhóm:
Nhóm I: Các bệnh nghề nghiệp về bụi phổi và phế quản
1. Bệnh bụi phổi – Silic nghề nghiệp (BP-silic) – Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
2. Bệnh bụi phổi Atbet (amiăng) (BP-amiăng) – Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
3. Bệnh bụi phổi bông (BP-bông) – Thông tư liên bộ số 29-TTLB
4. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp (viêm PQ- NN)- Quyết định 167/BYT-QĐ
5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp – Quyết định 27/2006/QĐ-BYT
Nhóm II: Các bệnh nghề nghiệp về nhiễm độc
1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì – Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
2. Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzene – Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
3.Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân – Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
4. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan – Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
5. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen) – Thông tư liên bộ số 29-TTLB
6. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp – Quyết định 167/BYT-QĐ
7. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp – Quyết định 167/BYT-QĐ
8. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp – Quyết định 167/BYT-QĐ
9. Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp – Quyết định 27/2006/QĐ-BYT
10. Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp – Thông tư 42/2011/TT-BYT
Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
1. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ – Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
2. Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc NN) – Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp – Thông tư liên bộ số 29-TTLB
4. Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp – Quyết định 167/BYT-QĐ
5. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân – Thông tư 42/2011/TT-BYT
Nhóm IV: Các bệnh nghề nghiệp về da
1. Bệnh sạm da nghề nghiệp – Thông tư liên bộ số 29-TTLB
2. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc – Thông tư liên bộ số 29-TTLB
3. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp – Quyết định 27/2006/QĐ-BYT
4. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp – Quyết định 27/2006/QĐ-BYT
Nhóm V: Các bệnh nghề nghiệp về nhiễm khuẩn
1. Bệnh lao nghề nghiệp – Thông tư liên bộ số 29-TTLB
2. Bệnh viêm gan virút nghề nghiệp – Thông tư liên bộ số 29-TTLB
3. Bệnh do xoắn khuẩn leptospira nghề nghiệp – Thông tư liên bộ số 29-TTLB
4. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp – Thông tư 42/2011/TT-BYT
Bệnh nghề nghiệp luôn là một mối nguy thường trực đối với người lao động. Hậu quả của BNN không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần, thu nhập của người lao động. Mà còn làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị tác động bởi chi phí bồi thường. Do đó, chủ doanh nghiệp phải nắm vững các quy định liên quan đến bệnh nghề nghiệp đã nêu trên. Nhằm bảo đảm đời sống cho những lao động và tạo dựng môi trường lao động lành mạnh. Mặc khác, đây là cách Doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm của mình cho đội ngũ người lao động.