bệnh da nghề nghiệp

BỆNH DA NGHỀ NGHIỆP: CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ

BỆNH DA NGHỀ NGHIỆP CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ

Nguyên ngân phổ biển của bệnh da nghề nghiệp là kích ứng da do tiếp xúc với các tác nhân trong quá trình lao động. Các chất kích thích mạnh (như axit, kiềm hoặc dung môi) gây viêm da  sau một thời gian ngắn tiếp xúc với da. Chất kích thích yếu (như nước, chất tẩy rửa, chất làm mát) gây viêm sau khi tiếp xúc nhiều lần trong một thời gian dài.

bệnh da nghề nghiệp

Mục lục

Bệnh da nghề nghiệp và nguyên nhân

Bệnh da nghề nghiệp là gì?

Bệnh da nghề nghiệp là các bệnh ngoài da liên quan đến công việc chiếm khoảng 50% các bệnh nghề nghiệp. Bệnh da nghề nghiệp ảnh hưởng đến người lao động ở mọi lứa tuổi trong nhiều môi trường làm việc khác nhau. Các ngành công nghiệp mà công nhân có rủi ro cao nhất bao gồm: Sản xuất thực phẩm, xây dựng, vận hành máy công cụ, in ấn, mạ kim loại, gia công da, dịch vụ động cơ và lâm nghiệp.

Các bệnh da nghề nghiệp thường gặp:

  • Viêm da tiếp xúc kích thích, viêm da tiếp xúc dị ứng,…
  • Nhiễm trùng, lao da, nhiễm vi rút, HSV, hạt cơm, nhiễm nấm, nhọt cụm, ORF, nodule,…
  • Nhiễm ký sinh vật, giun, sán, chân đốt,…
  • Các tác động vật lý do chấn thương cơ học, nhiệt độ nóng, lạnh hoặc môi trường ẩm ướt,…

Bệnh da nghề nghiệp có những nguyên nhân gì?

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh da nghề nghiệp là kích ứng da do tiếp xúc với các chất tại nơi làm việc. Các chất kích thích mạnh (như axit, kiềm hoặc dung môi) gây viêm da sau một thời gian ngắn tiếp xúc với da. Chất kích thích yếu (như nước, chất tẩy rửa, chất làm mát) gây viêm sau khi tiếp xúc nhiều lần trong một thời gian dài.

Điều kiện làm việc chung và các hoạt động cụ thể trong công việc hiện tại của bệnh nhân liên quan đến việc tiếp xúc với da với các mối nguy tiềm ẩn.

Lịch sử của bệnh tật và nghề nghiệp có thể cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tình trạng da và tiếp xúc với công việc.

Phương pháp chẩn đoán bệnh da nghề nghiệp

Chẩn đoán xác định

Các tác nhân kích thích thâm nhập vào lớp sừng và tương tác trực tiếp với tế bào sừng gây ra viêm da tiếp xúc kích ứng hoặc dị ứng.

Viêm da tiếp xúc kích ứng với các nguyên nhân kích thích nặng như acid, kiềm và kim loại nặng gây ra các triệu chứng đau tức thời và nóng rát. Rất dễ nhận biết sự xuất hiện của mụn nước đỏ loét, xói mòn và hoại tử da. Nơi xảy ra tình trạng này là những vùng da tiếp xúc thường xuyên, vùng da mỏng bị ảnh hưởng nhiều hơn là vùng da dày. Bệnh có thể xảy ra ở háng, hoặc khu vực không được vệ sinh sạch sẽ tố như nơi đeo đồng hồ, giữa các ngón tay.

Trường hợp viêm da tiếp xúc kích ứng với tác nhân kích thích yếu như xà phòng, chất tẩy rửa thường gây đau chậm hơn, một số bị ngứa. 

Phát ban xuất hiện ở những khu vực tiếp xúc với tác nhân gây mẫn cảm, thường có phân bố không đối xứng hoặc riêng lẻ. Chất nhạy cảm nếu có trên tay hoặc quần áo thường lây nhiễm sang bộ phận cơ thể khác. Người bệnh được đặc trưng bởi triệu chứng phát ban, mẩn đỏ, mụn nước, phù nặng, có hiện tượng chàm da và gây ngứa ngáy.

Phản ứng dị ứng latex bao gồm từ ngứa đến ban đỏ, thương tổn chảy nước, có thể gây sốc phản vệ.

Chẩn đoán phân biệt

Phải loại trừ các tổn thương không do nghề nghiệp. Các tổn thương thường khu trú, ở các vùng hở, có giới hạn rõ rệt tại vùng da tiếp xúc với tác nhân và không có ở vùng da khác.

Bệnh nhân có thời gian tương đối dài để tiếp xúc trực tiếp với các chất gây bệnh trong môi trường lao động. Bệnh giảm khi nghỉ ngơi không làm việc và nặng lên khi làm việc trở lại. Cùng với đó cần lấy mẫu tại môi trường làm việc để xác định rõ nguyên nhân.

Cận lâm sàng ở người viêm da nghề nghiệp

Các xét nghiệm cận lâm sàng ở người bệnh viêm da nghề nghiệp bao gồm thử nghiệm áp da, lẩy da hay nhỏ giọt, trung hòa kiềm.

Với những người bệnh có tiền sử tiếp xúc với chất quang động học cần làm nghiệm pháp đo liều sinh vật.

Ngoài ra, người nghi ngờ mắc bệnh da nghề nghiệp cần phải tiến hành phương pháp cấy nấm, vi khuẩn, sinh hóa, huyết học tìm nguyên nhân.

Cần phân biệt bệnh da nghề nghiệp với viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc nguyên nhân khác: nấm da, vảy nến…

Phương pháp điều trị bệnh da nghề nghiệp

Nguyên tắc chung

Bệnh da nghề nhiệp có thể được phân loại thành triệu chứng cấp tính như phù, mụn nước hoặc mãn tính như khô, nứt, vảy, dày sừng.

Các biện pháp trị liệu phụ thuộc vào việc xác định tác nhân gây bệnh và chấm dứt tình trạng phơi nhiễm với tác nhân đó.

Điều trị cụ thể tại chỗ

Vật liệu thấm như băng cotton được làm ẩm bằng nước mát hoặc dung dịch Burow nên được sử dụng cho vùng da bị ảnh hưởng 4-6 lần một ngày. Tác dụng của phương pháp điều trị này bao gồm kìm khuẩn, loại bỏ mảnh vụn da nhẹ, và làm mát bay hơi để giảm ngứa.

Phương pháp phòng ngừa bệnh da nghề nghiệp

Hầu hết các bệnh da nghề nghiệp có thể được ngăn ngừa, người bệnh nên được thực hiện một số biện pháp sau:

  • Cần tránh các yếu tố ảnh hưởng góp phần gây ra bệnh ngoài da liên quan đến một công việc cụ thể như ánh sáng mặt trời,…
  • Công nhân nên được tư vấn về vệ sinh cá nhân và các chất rửa tay thích hợp. Không tiếp xúc trực tiếp với dung môi hữu cơ. Nên sử dụng các chất làm sạch và mềm da hiệu quả, không gây dị ứng, không dị ứng, dùng kem dưỡng da tay và kem sau khi rửa tay. Đồng thời cần thay quần áo thường xuyên, tắm hàng ngày, cởi bỏ nhanh quần áo ngâm dầu và hóa chất. Không những thế, công nhân cũng không được ăn, uống hoặc hút thuốc trong khu vực làm việc.
  • Quần áo được làm từ chất liệu dệt chặt, pha sẵn bột bụi nhẹ, găng tay da với bề mặt mịn màng, giày mũi thép với người tiếp xúc bụi thủy tinh.
  • Tấm chắn mặt, găng tay và tạp dề bằng Nhựa hoặc Cao Su tổng hợp, thông gió đầy đủ cho người tiếp xúc chất lỏng, hơi khói.
  • Người tiếp xúc với kiềm hoặc dung môi phải sử dụng cao su tổng hợp hoặc găng tay không dị ứng với lớp lót bông mềm.
  • Những người đã bị chấn thương thì nên sử dụng găng tay, mũi thép khi làm việc…
  • Sử dụng kem chống nắng, quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tia cực tím…
  • ​Hy vọng các thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn đọc để phòng ngừa và điều trị bệnh da nghề nghiệp.

Liên hệ ngay Hotline 0911 203 186 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch hẹn. Theo dõi Fanpage Trung Tâm Sức Khỏe Y Tế Doanh Nghiệp Vạn Thành để cập nhật chi tiết những thông tin ưu đãi mới nhất dành cho các Doanh nghiệp.


Theo dõi thêm thông tin cần thiết

Cập nhật những kiến thức bổ ích và các chương trình ưu đãi mới nhất của chúng tôi tại Fanpage Trung Tâm Sức Khỏe Y Tế Doanh Nghiệp Vạn Thành hoặc đặt hẹn onlien Tại Đây!

Liên hệ ngay

Địa chỉ

306 Độc Lập, KP Quảng Phú, P, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu 78706

Hotline

0911 203 186

Email

hant@vanthanhsaigon.vn

Chia sẻ
HOTLINE
CHỈ ĐƯỜNG