burnout

CÁCH VƯỢT QUA BURNOUT – TÌNH TRẠNG KIỆT SỨC NƠI LÀM VIỆC

CÁCH VƯỢT QUA BURNOUT - TÌNH TRẠNG KIỆT SỨC NƠI LÀM VIỆC

Hội chứng do căng thẳng gây ra trong một thời gian làm việc dài không được kiểm soát tốt ở môi trường làm việc. Thuật ngữ này chỉ được dùng ở môi trường làm việc và không sử dụng trong các lĩnh vực khác.

burnout

MỤC LỤC

Burnout là gì?

Burnout là phản ứng của cơ thể khi phải đối mặt với căng thẳng liên tục, kéo dài. Tình trạng kiệt sức tại nơi làm việc thể hiện dưới 3 dấu hiệu nổi bật:

  • Cảm giác kiệt sức

  • Mất hứng thú, niềm tin khi làm việc

  • Giảm năng suất làm việc

Hiểu đơn giản, nếu bạn bắt đầu cảm thấy không còn sức để làm những việc cơ bản, ít trách nhiệm với công việc và ghét việc mình làm, đó là dấu hiệu bạn bị burnout.

Căng thẳng từ công việc có thể dẫn đến burnout. Tuy nhiên căng thẳng từ lối sống cá nhân cũng góp phần vào burnout. Đó là các đặc điểm tính cách hay suy nghĩ như chủ nghĩa hoàn hảo, tính cách tiêu cực,…

Với đại đa số, phần lớn thời gian bạn thức là để làm việc. Nếu bạn ghét công việc hiện tại, ghét đi làm và không thấy hài lòng với việc mình đang làm, bạn đang gặp vấn đề khá lớn đấy.

Dấu hiệu đặc trưng của burnout

Bạn ngán mọi thứ liên quan đến công việc

Khi đi làm, có những ngày bạn tràn đầy năng lượng và xen kẽ những ngày ảm đạm. Nhưng dù thế nào, bạn cũng nhìn nhận nó với thái độ tích cực, lạc quan. Còn với burnout, câu chuyện hoàn toàn ngược lại.

Từ học hành, làm việc nhóm, công việc mới lạ hay thường ngày, tất cả đều không gợi lên chút hứng thú nào trong bạn. Thậm chí, bạn còn thấy những việc mình làm là vô ích. Bạn bị mắc kẹt trong công việc hiện tại.

Bạn không còn năng lượng để cho đi

Khi bạn ngừng quan tâm dành sức lực cho công việc, kết quả công việc cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Bạn vẫn cần tiền để trang trải cuộc sống và bạn đạt đến “trình độ” làm vừa đủ. Cái thời bạn có thể cống hiến gấp đôi, gấp ba đã là quá khứ xa ôi. Bạn có thể bỏ bê công việc hay đi làm muộn. Burnout hút sạch động lực, sự tập trung. Dù có thể không ai nhận ra nhưng bạn tự thấy mình vật vờ khi làm việc.

Mất sự cân bằng cuộc sống – công việc

Nếu bạn kiếm được thu nhập khủng, người lao động có xu hướng nghĩ rằng họ có thể “chiếm dụng” thời gian của bạn bất cứ lúc nào. bạn cũng không có quyền phàn nàn về điều đó. 

Không phân biệt vị trí công việc hay mức thu nhập, công việc không bao giờ được quyền lấn át cuộc sống riêng của bạn. Chạy theo công việc bất kể lúc nào chính là con đường ngắn nhất dẫn đến burnout.

Cảm thấy mệt khi tan làm là điều bình thường. Nhưng nếu công việc liên tục khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng, khiến bạn liên tục quên những cuộc hẹn của gia đình, bạn bè hay khiến bạn làm thêm giờ ngày qua ngày, hãy thay đổi ngay để tránh bị kiệt sức nơi làm việc.

Bạn ăn, uống, ngủ cùng công việc

Căng thẳng có ích (trong ngắn hạn) và cũng có hại (trong dài hạn). Những áp lực tích cực sẽ kích thích não hoạt động tốt hơn. Ngược lại, căng thẳng có hại sẽ đẩy nhanh tốc độ burnout cùng suy yếu sức khoẻ thể chất.

Hãy quan tâm đến sự thay đổi của cơ thể, đó có thể là dấu hiệu của burnout.

Nếu bạn ngủ dậy là nghĩ đến công việc, đi ngủ cũng trằn trọc vì công việc hay mê man về công việc khi ngủ, chắc chắn bạn đã gặp phải vấn đề và cần được nghỉ ngơi hợp lý.

Tình trạng trên kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ:

  • cao huyết áp

  • dễ mắc cảm cúm

  • tăng cân

  • mất ngủ, rối loạn giấc ngủ

  • trầm cảm

Bạn trở nên cáu kỉnh, khó chịu

Khi bạn không hạnh phúc với công việc và bị burnout, nó ảnh hưởng ngay đến cuộc sống cá nhân. Bạn nóng tính hơn với đồng nghiệp, mất đi sự thân thiện, dễ gần khi ở quanh người thân yêu, bạn bè. Bạn có thể dễ dàng nổi cáu với những vấn đề không quá to tát. Hãy nhớ rằng, không một công việc nào xứng đáng để bạn hy sinh những mối quan hệ cá nhân cả.

Nguyên nhân dẫn đến burnout

Chắc chắn công việc của bạn có nhiều điều khiến bạn trân trọng. Nhưng nó cũng dạy bạn cách kiên nhẫn theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên đến một mức độ nhất định, các yếu tố dưới đây sẽ khiến bạn kiệt sức:

  1. Áp lực không hợp lý về thời gian: Trong thời dịch, mọi người bị burnout nhiều hơn khi làm việc ở nhà. Mọi người có xu hướng bị ép làm việc nhiều hơn do máy tính, điện thoại luôn ở trong tầm tay.

  2. Không nhận được trợ giúp hay có cách giao tiếp phù hợp với sếp: Bất kỳ sự quan tâm nào từ cấp trên đều có thể giúp nhân sự có thêm động lực làm việc. 

  3. Mơ hồ về công việc, vai trò: Khảo sát cho thấy chỉ 60% nhân sự biết công việc cần phải làm gì và mục tiêu của chúng. Khi trách nhiệm và mục tiêu không rõ ràng, họ sẽ bị mất phương hướng, động lực làm việc.

  4. Khối lượng công việc quá lớn. Khi không thể xoay xở trong mớ công việc khổng lồ, ngay cả người lạc quan nhất cũng có thể mất hy vọng, kiệt sức.

  5. Đối xử không công bằng: Những nhân viên cảm thấy mình không được đối xử công bằng ở nơi làm việc sẽ bị burnout nhanh gấp 2-3 lần. Hành vi đối xử thiếu công bằng gồm: đối xử không công bằng, bị bóc lột, lương, thưởng không tương xứng.

Cách thoát khỏi burnout

Khi biết mình bị burnout, bạn có thể làm gì?

Đặt sức khoẻ lên hàng đầu

Khi bị vắt sức và cảm thấy quá tải, bạn thường bỏ bữa, dừng tập thể dục và ngủ ít đi. Những điều này chỉ kích thích bạn bị burnout nhanh và nghiêm trọng hơn.

Cải thiện sức khoẻ, dù ngày hôm đó của bạn như thế nào. Hãy áp dụng các thói quen:

  • Ăn vặt lành mạnh: các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, yến mạch. Hạn chế ăn đồ ngọt, caffeine (cà phê, nước chè) sẽ giúp bạn bớt căng thẳng, lo âu.

  • Tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần

  • Điều chỉnh giờ đi ngủ và giờ thức dậy sao cho bạn ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày.

Hãy thực tế

Hãy xác định các nhân tố khiến bạn stress trong công việc, khiến bạn cảm thấy ngộp thở. Dù cấp trên bạn nghĩ gì, bạn không phải là robot. Và việc cố gắng trở thành người hùng trong công việc sẽ giết bạn chậm rãi.

Nếu bạn đang bị quá tải bởi công việc và sức khoẻ đi xuống, đừng kỳ vọng những điều này sẽ tự biến mất. Đó là lúc bạn cần trao đổi với cấp trên.

Làm việc thêm giờ và thêm công việc là những thứ cần được bàn luận rõ ràng. Cấp trên có thể giao bạn khối lượng công việc lớn hơn trong thời gian ngắn hơn. Bạn muốn gây ấn tượng tốt hay do công ty không đủ nhân sự để giải quyết nên không dám từ chối, thương lượng.

Ở lại hay rời đi

Chỉ bạn mới là người quyết định. Khi người sử dụng lao động không quan tâm đến sức khoẻ của bạn và liên tục dồn bạn đến cực hạn, đây là lúc bạn cần quyết định.

Từ chức có thể khiến bạn lo âu hơn cả việc đối mặt với thực tại bị burnout. Và bạn không dám chắc ở công ty khác mọi thứ sẽ tốt hơn. Thực ra, bạn sẽ không thể kiểm chứng được điều đó nếu không cho bản thân nhiều lựa chọn và cơ hội.

Nghỉ ngơi, đi du lịch

Một số người để ngày phép của mình ở đó và cảm thấy không cần thiết phải dùng.  Nếu bạn là một trong số này, đây chính là lý do bạn bị burnout.

Trái ngược với suy nghĩ của bạn, công ty sẽ không phá sản khi thiếu vắng bạn. Không quan trọng bạn ở vị trí nào, trừ khi bạn là “công ty một thành viên”, cấp trên hoàn toàn có thể cho bạn nghỉ vài ngày để sạc lại năng lượng.

Dù bạn cảm thấy mình cần thể hiện sự trung thành với công ty, nhưng hãy trung thành và yêu thương bản thân trước hết. Không đi du lịch xa, bạn hoàn toàn có thể ở nhà chăm sóc bản thân, làm điều mình thích hoặc đi nghỉ ngay trong thành phố.


 

Liên hệ ngay Hotline 0911 203 186 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch hẹn. Theo dõi Fanpage Trung Tâm Sức Khỏe Y Tế Doanh Nghiệp Vạn Thành để cập nhật chi tiết những thông tin ưu đãi mới nhất dành cho các Doanh nghiệp.


Theo dõi thêm thông tin cần thiết

Cập nhật những kiến thức bổ ích và các chương trình ưu đãi mới nhất của chúng tôi tại Fanpage Trung Tâm Sức Khỏe Y Tế Doanh Nghiệp Vạn Thành hoặc đặt hẹn onlien Tại Đây!

Liên hệ ngay

Địa chỉ

306 Độc Lập, KP Quảng Phú, P, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu 78706

Hotline

0911 203 186

Email

hant@vanthanhsaigon.vn

Chia sẻ
HOTLINE
CHỈ ĐƯỜNG